Biểu tượng ngành Dược là gì? Ý nghĩa và một số biến thể phổ biến

Biểu tượng ngành Y Dược là gì? Ý nghĩa và một số biến thể phổ biến

Biểu tượng ngành Dược có thể được bắt gặp bằng những hình ảnh về thuốc, về hình chữ thập,… và nổi bật nhất là hình ảnh con rắn bò quanh chiếc ly. Câu chuyện xoay quanh biểu tượng ngành Dược là điều hết sức đặc biệt và thú vị. Hãy cùng trường Cao Đẳng Công Nghệ Và Du Lịch tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa biểu tượng của ngành Dược ngay bài viết dưới đây nhé.

Biểu tượng ngành Dược là gì?

Biểu tượng ngành Dược phổ biến nhất hiện nay là hình ảnh con rắn quấn quanh một chiếc chén có miệng tương đối rộng, nông và có thân dài. Biểu tượng này có rất nhiều biến thể được sử dụng tại Mỹ, Đức, Pháp,… Ở một số quốc gia hồi giáo, logo ngành Dược của họ được gắn thêm cả lưỡi liềm và ngôi sao.

Biểu tượng ngành Dược là gì?
Biểu tượng ngành Dược là gì?

Ý nghĩa của biểu tượng ngành Dược

Vì sao lại là con rắn?

Ý nghĩa của hình ảnh này xuất phát từ truyền thuyết của Hy Lạp cổ đại và được gọi với một số cái tên như “Cái ly và con rắn”, “Chén thuốc của Hygieia”,… Tại sao lại là con rắn và chiếc chén?

Chiếc chén Hygieia có hình ảnh một con rắn cuốn quanh chén nguyên thủy có nguồn gốc từ Hy Lạp. Thần Zeus là một vị thần tối cao ngự trị ở Núi Olympus, cai quản tất cả những nam thần, nữ thần khác ở Pantheon. Vị thần này có một người con trai tên là Apollo. Vị thần Apollo chịu trách nhiệm tiên tri, ánh sáng, âm nhạc và Y thuật. Tiếp đó vị thần này lại có một người con trai tên là Aesclepius với người vợ Coronis, con gái vua xứ Thèbes Phlégyas.

Thần Aesclepius còn có tên gọi khác là Esculape (tiếng Latin) hay Asclépios (tiếng Hy Lạp) nhiều khả năng chào đời ở Thessalie thuộc miền Bắc Hy Lạp vào khoảng năm 1260 trước Công nguyên. Truyền thuyết cho rằng, mẹ ông qua đời khi đang còn mang thai ông và cha ông đã phải mổ lấy con ra khỏi bụng mẹ.

Vì mẹ mất nên Aesclepius bị đem bỏ lên núi gần thành phố Epidaure, nhờ được dê cho bú và chó canh chừng nên đã sống sót. Sau đó ít lâu, Aesclepius được cha mang đến cho Chiron, vị thần Nhân Mã (đầu người, hình ngựa) nuôi dạy. Do bản tính ưa quan sát và lớn lên trong khung cảnh thiên nhiên nên Aesclepius sớm nhận ra các loại cây cỏ có dược tính chữa bệnh hoặc có thể cải tử hoàn sinh.

Cũng theo truyền thuyết, một ngày nọ, Aesclepius trên đường đi thăm bạn gặp một con rắn, ông đã đưa cây gậy ra và con rắn liền bám lấy rồi bò lên quấn quanh cây gậy. Aesclepius thấy vậy đã cầm cây gậy đập xuống đất để giết chết con rắn. Ngay sau đó, ông lại thấy một con rắn khác bò tới cứu, miệng ngậm một loại thảo dược và sử dụng nó giúp con rắn đã chết sống lại. Từ đó, Aesclepius để tâm tìm kiếm các loại cây cỏ trong núi để chữa bệnh cho con người.

Aesclepius sau một thời gian đảm nhận chức vụ chữa bệnh, không những có khả năng chữa bệnh mà còn có cả biệt tài làm cho người chết sống lại. Vị thần này thường được miêu tả là tay cầm một cây gậy luôn có một con rắn cuốn xung quanh thân gậy. Thần Zeus, chúa tể của các vị thần, sợ Aesclepius quá tinh thông y học sẽ giúp cho loài người trở nên bất tử nên sai anh em nhà Cyclopes tạo mũi tên sấm sét để trừng phạt. Nhờ thần Apollo kêu xin, thần Zeus đã tha tội và cho Aesclepius tham dự vào hàng tinh tú trong chòm sao Nhân mã (Sagittaire). Từ đó, Aesclepius được xem như thần bổn mệnh của các thầy thuốc.

Trong nhiều thế kỷ, có thể vào thời kỳ Pindare, đầu thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên; Aesclepius mới được tôn thờ như một vị thần linh của y học Hy Lạp. Cũng có lẽ từ thời điểm này, những đền thờ đầu tiên được xây dựng để ghi ơn ông, đồng thời còn được dùng làm nơi khám chữa bệnh. Chữ Aesclepius về sau đã trở thành danh từ chung để chỉ những người hành nghề y dược.

Để tưởng nhớ Aesclepius, hậu thế đã dựng bức tượng của ông, tay cầm chiếc gậy làm bằng cây nguyệt quế và một con rắn quấn chung quanh. Con rắn này có tên là Elaphe Longissima, một loài rắn lành có màu sắc đẹp, sống phổ biến ở châu Âu. Cũng theo truyền thuyết, loài rắn đã được đưa đến La Mã để cứu nguy cho người dân bị nạn dịch hạch đang gieo rắc nỗi khiếp đảm lúc bấy giờ. Có người còn cho rằng, những con rắn của thần Esculape đã chữa bệnh cho người bằng cách liếm các vết thương của người bệnh trong lúc họ đang ngủ.

➡️➡️ Nếu bạn đang có ý định trở thành Dược sĩ đừng bỏ qua chương trình học Cao đẳng Dược của trường Cao Đẳng Công Nghệ Và Du Lịch.

Theo quan niệm của nhiều người, rắn là con vật chứa nọc độc, mang lại những điều không tốt và thường không được đón nhận. Tuy nhiên, hình ảnh con rắn trong biểu tượng ngành Dược lại măng ý nghĩa khác, nó tượng trưng cho sự sống bền bỉ, sức sống mãi liệt bởi vì rắn già thì rắn lột, rắn lột xác xong sẽ bắt đầu một sự sống như một vòng tuần hoàn. Hình ảnh con rắn mang ý nghĩa của sự bền bỉ, sức sống mãnh liệt, khôn ngoan và sự sinh sản.

Về sau, tổ chức Y tế Thế giới đã lấy hình ảnh con rắn quấn quanh cây gậy là hình ảnh đại diện cho Y học và chữa bệnh. Điều này cũng nhằm tôn vinh cho những đóng góp và khám phá của các y bác sĩ, thầy thuốc.

Về chiếc chén

Chiếc chén trong biểu tượng ngành Dược là đại diện cho chén thuốc của nữ thần sức khỏe Hygieia. Thần Aesclepius lấy vợ là Lampetie và sinh được 2 con gái là Hygieia và Panacée, 3 con trai là Thelesphore, Machaon và Podalire. Tất cả 5 người con của ông đều tạo dựng được danh tiếng không kém cha. Tương truyền, trong chiếc cốc đó có chứa đựng những chất dịch được chiết xuất từ các loại cây cỏ.

Cũng theo truyền thuyết, Hygieia đã nuôi rắn thần để chữa bệnh và về sau trở thành nữ thần biểu tượng cho việc giữ gìn sức khỏe con người, do đó môn vệ sinh học được đặt tên là Hygène. Cô con gái thứ hai – Panacée – là nữ thần có khả năng chữa mọi bệnh tật, do đó thuốc chữa bệnh được gọi là Panacée. Hai người con trai đều tham gia cuộc chiến thành Troy và đã được Homère ca ngợi trong tập trường ca Iliad. Machaon có tài chữa mọi vết thương cho các chiến binh, còn Podalire là một thầy thuốc ngoại khoa tài năng. Con trai của Podalire là Hipocoon, tổ tiên của Hippocrate, sau này được tôn vinh là bậc y tổ của thế giới.

Hiện nay, chúng ta chỉ có thể thấy tượng đài nữ thần Hy Lạp Hygeia cầm một cái chén y khoa có một con rắn quấn quanh tay nhìn giống như con rắn sắp thả lưỡi vào chén. Biểu tượng này dần trở nên quen thuộc và được gọi với tên là “Cái chén của Hygeia” và cũng là biểu tượng thông dụng sử dụng dành riêng cho ngành Dược được nhiều hiệp hội, tổ chức và một số trường đại học sử dụng.

Còn trong Kito giáo, một số tài liệu lưu lại rằng, ngay từ thế kỷ thứ nhất trước sau công nguyên, chén Hygeia đã được liên kết đến sứ đồ Cơ đốc St John. Hình ảnh này đã được dùng như một biểu tượng cho những nhà chế thuốc ở Ý từ năm 1222. Vào năm này, người Ý đã dùng biểu tượng này trong dịp lễ mừng kỷ niệm 700 năm thành lập Đại học Padua.

Năm 1796, chén Hygeia được xem như chính thức liên quan đến ngành Dược khi Hiệp hội Dược học Paris đã phát hành đồng đúc mang biểu tương này. Từ đó. Chiếc chén được coi như tiêu biểu cho chém nước thuốc, và con rắn là tượng trưng cho việc có thể cứu chữa được. Hội Dược sĩ Hoa Kỳ đã chính chức công nhận chén Hygeia là biểu tượng ngành Dược từ năm 1964.

Ý nghĩa của biểu tượng ngành Dược
Ý nghĩa của biểu tượng ngành Dược

Khi Pháp xâm chiếm các thuộc địa, nền Y Dược phương Tây này cũng được phổ biến. Do đó, Việt Nam cũng thừa nhận biểu tượng ngành Dược này. Các tiệm thuốc sử dụng bảng hiệu có in hình con rắn và cái ly như muốn thể hiện rằng nơi này có thể mua thuốc chữa bệnh.

Bên cạnh biểu tượng “Chén thuốc của Hygieia”, một số nước cũng sử dụng các biểu tượng hay logo ngành Dược khác. Dưới đây là 5 biểu tượng ngành Dược phổ biến bạn có thể nhìn thấy nếu quan tâm đến chuyên ngành này.

Biểu tượng ngành Dược hình Chữ thập màu xanh

Chữ thập màu xanh này còn được biết đến là cây thánh giá Hy Lạp và cũng đồng thời là biểu tượng của Kitô Giáo. Hình ảnh này được mượn từ biểu tượng của tổ chức Hội Chữ thập đỏ thành lập vào cuối thế kỷ 19. Do công ước Geneva cấm sử dụng biểu tượng chữ thập có màu đỏ nên các Dược sĩ, hiệu thuốc đã chấp nhận đổi sang màu xanh lá cây.

Một số biểu tượng ngành Dược được dùng trên thế giới
Một số biểu tượng ngành Dược được dùng trên thế giới

Đến năm 1984, Hiệp hội Dược phẩm Hoàng gia Anh đã giới thiệu và coi đây là biểu tượng tiêu biểu của Dược phẩm. Màu sắc được sử dụng bắt buộc phải có tông màu xanh lục, đen hoặc trắng. Trong logo ngành Dược sử dụng cần có từ “Hiệu thuốc”, “Dược sĩ” hoặc tên Hiệp hội.

Biểu tượng ngành Dược hình Ảnh quả cầu

Đây là một loại bình thủy tinh chứa chất lỏng đầy màu sắc. Biểu tượng này được sử dụng cho ngành Dược phẩm tại Anh vào thế kỷ 17 và tại Mỹ vào thế kỷ 20. Điểm đặc biệt là biểu tượng ngành Dược này chỉ giới hạn ở các quốc gia nói tiếng Anh.

Biểu tượng ngành Dược hình Cối và chày

Cối và chày từ lâu đã được Y sĩ, Dược sĩ hay nhà bào chế thuốc sử dụng để nghiền các thành phần của thuốc, đặc biệt trong văn hóa Anglo-Saxon. Hai vật dụng này vẫn được sử dụng trong các công thức thuốc bột, kem bôi, dạng lỏng,… Hình ảnh này đại diện cho một đơn thuốc và cũng có thể coi là một biểu tượng ngành Dược.

Biểu tượng ngành Dược hình Con rắn quấn quanh cây trượng

Hình ảnh con rắn quấn quanh cây trượng là đại diện cho ngành Y học. Trong đó, cây gậy là đại diện cho cây gậy thần của Asclepius. Ông là vị vua, vị thần gắn liền với Y học và chữa bệnh. Còn con rắn thì đại diện cho trí tuệ, sự chữa lành và bất tử trong văn hóa của vùng Trung Đông và Viễn Đông. Đây cũng đồng thời là biểu tượng Y tế được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.

Biểu tượng ngành Dược hình Con rắn quấn quanh cây cọ

Hình ảnh này được sử dụng lần đầu tiên vào những năm 1800 bởi các cơ quan Dược phẩm của Pháp và Bồ Đào Nha. Cây cọ mang ý nghĩa tượng trưng cho các loài thực vật, rắn tượng trưng cho động vật và tảng đá dưới gốc cây cọ là các loại khoáng chất.

Biểu tượng ngành Dược hình Hai con rắn quấn quanh cây trượng

Biểu tượng ngành Dược này không được sử dụng phổ biến do có nhiều tranh cãi về tính phù hợp trong lĩnh vực Y tế. Vào thế kỷ 19, Quân Y Quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng hình ảnh này và vẫn có một số tổ chức Y tế ủng hộ.

Biểu tượng ngành Dược hình Chữ A cách điệu màu đỏ

Đây là một biến thể của biểu tượng ngành Dược được sử dụng ở các nước Áo, Đức và các nước láng giềng Châu Âu. Chữ A là chữ cái đầu tiên của từ “Apothekerin” hay Dược sĩ. Bên trong chữ A đỏ vẫn có hình con rắn và chiếc chén như các biểu tượng ngành Dược phổ biến khác.

Trên đây là những chia sẻ về biểu tượng ngành Dược, ý nghĩa cũng như một số biến thể được sử dụng trên thế giới. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết trên đến từ trường Cao Đẳng Công Nghệ Và Du Lịch. Theo dõi các trang thông tin dưới đây để cập nhật thêm kiến thức cũng như đăng ký theo học tại trường ngay hôm nay.

5/5 - (1 bình chọn)
Đăng ký tư vấn
Zalo
Zalo me
Facebook Messenger