Khám phá bậc lương Cao Đẳng Dược và cơ hội nghề nghiệp

Khám phá bậc lương Cao Đẳng Dược và cơ hội nghề nghiệp

Bậc lương Cao Đẳng Dược là điều mà bất cứ ai cũng băn khoăn. Hãy cùng tìm hiểu xem bậc lương Cao Đẳng Dược là bao nhiêu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Mức lương ngành Dược là bao nhiêu?

So với mặt bằng chung, thu nhập của Dược sĩ được đánh giá khá hấp dẫn. Tuy nhiên, con số này chắc chắn sẽ có sự chênh lệch tùy theo bằng cấp, kinh nghiệm và vị trí công việc mà họ đảm nhận.

Theo số liệu mới nhất, thu nhập trung bình của một dược sĩ hiện nay nằm trong khoảng 7.000.000 VNĐ – 50.000.000 VNĐ/ tháng. Cụ thể:

  • Dược sĩ nhà thuốc có mức lương từ 7 – 10 triệu/tháng với người vừa mới ra trường; 15 – 20 triệu đồng/tháng khi có thâm niên 2 – 3 năm trong ngành. Còn nếu làm chủ cơ sở bán lẻ thuốc thì con số này có thể lên tới 40 – 50 triệu đồng/ tháng
  • Vị trí nghiên cứu, bào chế thuốc đang có mức lương trung bình từ 8 – 15 triệu/ tháng, người có kinh nghiệm có thể lên đến 15 – 20 triệu/tháng
  • Công nhân dược: tùy theo vị trí và tính chất công việc mà mức lương dao động từ 8 – 35 triệu đồng/tháng
  • Trình dược viên: mức lương tương xứng với doanh số bán được, thu nhập trung bình vào khoảng 15 – 20 triệu đồng/tháng

Mức lương ngành Dược có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm làm việc, vị trí công việc, địa điểm làm việc, công ty hoặc tổ chức mà bạn làm việc. Với nhu cầu sử dụng thuốc và chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng, ngành dược đang có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai, và cũng đồng nghĩa với việc cơ hội để tăng thu nhập của những người làm trong ngành này cũng sẽ được nhiều hơn.

Mức lương ngành Dược là bao nhiêu?
Mức lương ngành Dược là bao nhiêu?

Bậc lương Cao Đẳng Dược

Bảng lương của dược sĩ mới nhất áp dụng từ ngày 01/07/2023 như sau:

(1) Bảng lương chức danh nghề nghiệp dược sĩ quy định tại Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BYT-BNV

Bảng lương của dược sĩ (đơn vị: đồng/tháng)

Bậc lương Hệ số lương Mức lương
Bậc 1 2.34 4.212.000
Bậc 2 2.67 4.806.000
Bậc 3 3.0 5.400.000
Bậc 4 3.33 5.994.000
Bậc 5 3.66 6.588.000
Bậc 6 3.99 7.182.000
Bậc 7 4.32 7.776.000
Bậc 8 4.65 8.370.000
Bậc 9 4.98 8.964.000

Bảng lương của dược sĩ chính (đơn vị: đồng/tháng)

Bậc lương Hệ số lương Mức lương
Bậc 1 4.4 7.920.000
Bậc 2 4.74 8.532.000
Bậc 3 5.08 9.144.000
Bậc 4 5.42 9.756.000
Bậc 5 5.76 10.368.000
Bậc 6 6.1 10.980.000
Bậc 7 6.44 11.592.000
Bậc 8 6.78 12.204.000

Bảng lương của dược sĩ cao cấp (đơn vị: đồng/tháng)

Bậc lương Hệ số lương Mức lương
Bậc 1 6.3 11.340.000
Bậc 2 6.56 11.808.000
Bậc 3 6.92 12.456.000
Bậc 4 7.28 13.104.000
Bậc 5 7.64 6.588.000
Bậc 6 8.00 7.182.000

(2) Đối với tập sự sau khi hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp dược sĩ

– Trường hợp dược sĩ có trình độ Tiến Sĩ, sau thời tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp dược sĩ mã số V.08.08.22 thì áp dụng hệ số lương 3.0 với mức lương 4.800.000 đồng.

– Trường hợp dược sĩ có trình độ Thạc Sĩ, sau thời tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp dược sĩ mã số V.08.08.22 thì áp dụng hệ số lương 2.67 với mức lương 4.806.000 đồng.

– Trường hợp dược sĩ có trình độ Cao Đẳng, sau thời tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp dược hạng IV mã số V.08.08.23 thì áp dụng hệ số lương 2.06 với mức lương 3.708.000 đồng.

Dược sĩ lương bao nhiêu khi mới ra trường

Như đã nói trên, phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, bằng cấp và vị trí làm việc cụ thể trong bệnh viện, mức lương của dược sĩ khi làm việc tại bệnh viện có thể dao động từ 8 – 12 triệu đồng/tháng. Dược sĩ có chức danh và kinh nghiệm cao hơn như dược sĩ trưởng khoa, dược sĩ chuyên khoa thì mức lương sẽ cao hơn nhiêu, khoảng từ 15 – 25 triệu đồng.

Bên cạnh đó, dược sĩ còn được hưởng những lợi ích như BHXH, BHYT, chế độ thai sản và đặc biệt là lương hưu nếu được vào biên chế.

Dược sĩ lương bao nhiêu khi mở quầy thuốc

Riêng đối với những dược sĩ lựa chọn con đường lập nghiệp mở nhà thuốc, quầy thuốc để kinh doanh thì mức thu nhập sẽ dao động nhiều hơn. Lợi nhuận đối với chủ nhà thuốc, quầy thuốc có thể lên tới 40 triệu đồng cho mỗi tháng. Con số cụ thể sẽ phụ thuộc nhiều vào quy mô nhà thuốc, địa điểm kinh doanh, chiến lược bán hàng, dịch vụ tư vấn và chăm sóc khách hàng,…

Nhiều dược sĩ vừa làm cả công việc tại bệnh viện, trạm xá, phòng khám vừa mở cả nhà thuốc, quầy thuốc để kinh doanh. Thu nhập từ nhiều nguồn đem lại sẽ là một con số lớn hơn rất nhiều.

Cơ hội việc làm ngành Dược

Dược sĩ có thể phát triển nghề nghiệp theo hai hướng chính là: nghiên cứu thuốc, hoặc là hành nghề bán thuốc. Phụ thuộc vào hướng phát triển mà dược sĩ chọn, công việc cụ thể của họ cũng sẽ khác nhau.

Đối với phương hướng nghiên cứu thuốc, dược sĩ sẽ chủ yếu làm việc tại các phòng thí nghiệm của viện nghiên cứu hoặc công ty sản xuất dược phẩm. Công việc chủ yếu sẽ là nghiên cứu các loại virus gây bệnh, tìm ra phương án để khống chế chúng và thử nghiệm ra các loại thuốc mới có thể đặc trị hiệu quả.

Ngược lại, công việc của dược sĩ theo hướng hành nghề bán thuốc thì lại đa dạng và linh động hơn rất nhiều. Họ có thể làm tại bệnh viện, phòng khám tư nhân hoặc cũng có thể tự đứng ra mở quầy thuốc, nhà thuốc kinh doanh bán lẻ thuốc. Công việc chủ yếu sẽ là tư vấn thuốc theo đơn kê của bác sĩ cho người bệnh và hướng dẫn, đảm bảo người bệnh sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả.

Để hiểu rõ hơn về cơ hội việc làm và mức lương ngành Dược, bạn có thể tham khảo một số vị trí đang có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm nhân lực sau đây:

Dược sĩ nhà thuốc/bệnh viện

Đây thường là vị trí đầu tiên mà nhiều người sẽ lựa chọn khi tìm hiểu về cơ hội việc làm và mức lương ngành dược. Với vị trí này, bạn sẽ thực hiện công việc chính là bán thuốc tại khu vực nhà thuốc hoặc bệnh viện. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự mở cơ sở nhà thuốc để kinh doanh khi lựa chọn làm việc với vị trí này.

Một số nhiệm vụ thường gặp với Dược sĩ nhà thuốc/bệnh viện như sau:

  • Thực hiện bán thuốc theo đơn từ bác sĩ hoặc theo các triệu chứng của bệnh nhân. Quy trình bán thuốc cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
  • Đối với Dược sĩ trong bệnh viện: Trực tiếp quản lý, giữ, cấp phát thuốc, vật tư ý tế, các loại hóa chất, v.vv.. cho các khoa điều trị và bệnh nhân đến khám tại bệnh viện.
  • Giới thiệu, tư vấn và hướng dẫn cách sử dụng thuốc cho người bệnh.
  • Bảo quản, kiểm kê về tình trạng thuốc, hạn sử dụng theo đúng quy định, xử lý kịp thời các loại dược phẩm, hóa chất bị hết hạn, hư hỏng, v.vv..
Cơ hội việc làm ngành Dược
Cơ hội việc làm ngành Dược

Nghiên cứu, bào chế, kiểm nghiệm thuốc

Đây là nhóm công việc thuộc ngành Công nghệ điều chế thuốc và là một trong những nhóm ngành nghề khá mới tại Việt Nam. Ngành nghề này sẽ thực hiện nghiên cứu, bào chế, kiểm nghiệm, điều chế các loại thuốc dựa vào các nhu cầu, ngành khoa học khác nhau. Chủ yếu sẽ liên quan đến hóa học và sinh học.

Bên cạnh đó, ngành Công nghệ điều chế thuốc cũng sẽ thực hiện các công việc liên quan đến bào chế các loại dược phẩm phục vụ cuộc sống, điều trị bệnh lý thông thường. Bạn có thể làm việc với vai trò là nhân viên nghiên cứu, bào chế thuốc tại các cơ sở sản xuất, bệnh viện, Viện, trung tâm kiểm nghiệm, v.vv..

Một số nhiệm vụ thường gặp với ngành Công nghệ điều chế thuốc như sau:

  • Tại Bệnh viện: Chịu trách nhiệm liên quan đến cung ứng, đảm bảo số lượng, chất lượng thuốc, hỗ trợ tham vấn cho bác sĩ trong quá trình kê toa thuốc. Hướng dẫn sử dụng thuốc đối với những trường hợp đặc biệt.
  • Tại các cơ sở sản xuất thuốc: Đảm nhiệm các vấn đề liên quan đến quy trình sản xuất dược phẩm tùy theo yêu cầu của từng cơ sở.
  • Tại các Viện và trung tâm kiểm nghiệm: Kiểm tra chất lượng, phát hiện thuốc kém chất lượng, thuốc giả. Nghiên cứu về các quy trình sản xuất, dạng bào chế, công thức, v.vv.. mới của dược phẩm.

Nghiên cứu viên thử nghiệm lâm sàng

Nghiên cứu viên hay các nhà nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cũng là một vị trí mà bạn có thể tìm hiểu khi quan tâm đến các cơ hội việc làm và mức lương ngành Dược. Đây là vị trí thường gặp ở các công ty dược phẩm, công ty sản xuất thiết bị y tế, công nghệ sinh học, v.vv.. Họ sẽ thực hiện những công việc liên quan đến thử nghiệm lâm sàng đối với dược phẩm, các loại thiết bị y tế, v.vv..
Một số nhiệm vụ thường gặp với Nghiên cứu viên thử nghiệm lâm sàng như sau:

  • Thực hiện phối hợp cùng các bộ phận khác lên các kế hoạch thử nghiệm lâm sàng đối với dược phẩm, dụng cụ, thiết bị y tế
  • Theo dõi tiến độ, quá trình thử nghiệm diễn ra và viết các báo cáo theo dõi cần thiết
  • Đảm bảo khu vực thực hiện thử nghiệm lâm sàng tuân thủ mọi quy định theo quy định của Pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan
  • Hướng dẫn quy trình thử nghiệm lâm sàng cho các bên liên quan
Cơ hội việc làm ngành Dược
Cơ hội việc làm ngành Dược

Nhân viên/Dược sĩ sản xuất thuốc

Nhu cầu tuyển dụng nhân viên/Dược sĩ sản xuất thuốc tại các nhà máy cũng đang tăng cao. Vị trí này sẽ đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất dược phẩm. Đây cũng là một vị trí mà bạn có thể tham khảo khi tìm kiếm các cơ hội việc làm và mức lương ngành Dược trong thời gian tới.
Một số nhiệm vụ thường gặp với Nhân viên/Dược sĩ sản xuất thuốc như sau:

  • Tìm hiểu và nắm rõ quá trình vận hành các loại máy móc, thiết bị trong phân xưởng, nhà máy sản xuất dược phẩm
  • Thực hiện pha chế, nghiên cứu các công thức dược phẩm theo yêu cầu
  • Quản lý mọi hoạt động sản xuất của nhà thuốc
  • Đảm bảo quá trình sản xuất đạt tiêu chuẩn, đạt yêu cầu
  • Ngăn ngừa sự hao hụt nguyên liệu, sắp xếp nguồn nhân lực để đảm bảo hoạt động sản xuất được thực hiện hiệu quả
  • Chịu trách nhiệm xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất

Trình dược viên

Trình dược viên là những người thực hiện giới thiệu thuốc từ đơn vị sản xuất đến các nhà thuốc, bệnh viện, cơ sở y tế, v.vv.. Đây là một trong những vị trí khá hot khi bạn tìm hiểu về những cơ hội việc làm và mức lương ngành dược. Bạn cũng có thể hiểu các trình dược viên là những “nhân viên kinh doanh” của các hãng sản xuất dược phẩm hiện nay.
Một số nhiệm vụ thường gặp với Trình dược viên như sau:

  • Tìm hiểu về thông tin sản phẩm, dược phẩm do công ty cung cấp
  • Tìm kiếm và kết nối, giới thiệu sản phẩm dược phẩm, sản phẩm đến các nhà thuốc, phòng khám, cơ sở y tế, phòng khám, v.vv.. ở khu vực được giao phụ trách
  • Lập các kế hoạch bán hàng chi tiết để đạt được chỉ tiêu, KPI dược phẩm đã được phân bổ
  • Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, duy trì hình ảnh thương hiệu của công ty
  • Thực hiện lập các báo cáo công việc và yêu cầu khác theo phân công của quản lý trực tiếp

Marketing ngành Dược

Một vị trí khác mà bạn có thể tham khảo khi tìm hiểu về cơ hội việc làm và mức lương ngành Dược chính là Marketing. Hiện tại, các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm, dụng cụ, thiết bị y tế đang đẩy mạnh hơn các yếu tố về marketing, quảng cáo. Do đó, nhu cầu tuyển dụng các nhân viên Marketing phụ trách hoạt động này tại các công ty sản xuất dược phẩm, dụng cụ y tế đang tăng cao.
Một số nhiệm vụ thường gặp với Marketing ngành Dược như sau:

  • Thực hiện lập các kế hoạch quảng cáo, tiếp thị, truyền thông cho các sản phẩm, thương hiệu dược phẩm của doanh nghiệp
  • Thực hiện các chiến dịch content marketing để cung cấp thông tin, giáo dục kiến thức về sản phẩm với cộng đồng người tiêu dùng mục tiêu
  • Xây dựng các chiến lược liên quan đến nhận thức, phương pháp điều trị, bệnh lý, v.vv.. để lồng ghép dược phẩm phù hợp
  • Quản lý các kênh truyền thông như website, mạng xã hội, v.v..
  • Thực hiện các hoạt động trade marketing theo yêu cầu, định hướng phát triển của doanh nghiệp

Giảng viên ngành Dược

Bên cạnh làm các công việc ở doanh nghiệp, tổ chức, bạn cũng có thể trở thành một giảng viên hoặc làm công tác đào tạo trong ngành Dược. Đây cũng là một trong những vị trí hấp dẫn mà bạn có thể tham khảo khi tìm kiếm công việc và mức lương ngành Dược hiện nay.
Tùy thuộc vào bộ môn giảng dạy, nhiệm vụ mà bạn cần thực hiện sẽ khác nhau. Tuy vậy, nhìn chung, các nhiệm vụ và công việc đều sẽ liên quan đến việc truyền đạt kiến thức và hỗ trợ cho sinh viên, học viên hoàn thành tốt khóa học của mình.

Tiềm năng phát triển nghề nghiệp của Dược Sĩ

Dược sĩ là ngành nghề gắn liền với đời sống sức khỏe của cộng đồng. Trải qua quãng thời gian dịch bệnh, người dân càng trở nên nhạy cảm và quan tâm tới vấn đề về sức khỏe. Điều này kéo theo sự xuất hiện hàng loạt của các cơ sở y tế, kinh doanh dược trên khắp cả nước.

Cụ thể, ngành Dược Việt Nam hiện có hơn 250 nhà máy sản xuất dược đạt chuẩn cùng hàng ngàn cơ sở kinh doanh thuốc to, nhỏ. Theo thống kê, dù số lượng sinh viên ngành Dược tăng 2 lần so với những năm trước. Nhưng vẫn chưa thể nào “bù đắp” được khoảng trống nhân sự mà ngành nghề này để lại.

Đó chính là lý do tại sao Dược sĩ lại lọt top những công việc đầy triển vọng trong tương tai. Bạn không cần phải quá lo lắng về cơ hội việc làm nếu đang theo học ngành này.

Triển vọng tương lai của ngành Dược

Trong tương lai, Việt Nam được xếp vào nhóm nước có dân số già hóa nhanh. Ước tính đến năm 2025, nước ta có khoảng 9,5% dân số trên 65 tuổi. Vì thế, tiềm năng của ngành chăm sóc sức khỏe nói chung và ngành Dược nói riêng ngày càng rộng mở.

Thêm vào đó, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam ngày càng cao, góp phần thúc đẩy việc chi tiêu cũng như nhu cầu chăm sóc sức khỏe được quan tâm rất cao. Chỉ tính năm 2020, tỷ lệ chi tiêu của người dân Việt Nam cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã tăng theo chiều hướng tích cực, trong khoảng từ 13 đến 24 tỷ đô la Mỹ. Theo thống kê, mức độ chi tiêu thuốc bình quân đầu người ở nước ta vào năm 2017 tăng mạnh từ 38 USD lên 56 USD mỗi người. Đồng thời, đến năm 2025, con số này được dự đoán sẽ tăng ít nhất 14% mỗi năm.

Rate this post
Đăng ký tư vấn
Zalo
Facebook Messenger